Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Kế toán – Sức hút


Không mới mẻ như các ngành học “thời thượng” khác, Kế toán lâu nay vẫn được xem là ngành học chủ lực của các trường ĐH.
Đặc biệt ngành học này hằng năm vẫn thể hiện “đẳng cấp” của mình khi liên tục chiếm “ngôi vị đầu bảng”, nằm trong “top” những ngành học có sức hút nhất đối với thí sinh. Bằng chứng là trong kỳ thi Tuyển sinh ĐH – CĐ 2010, số lượng hồ sơ đăng ký thi vào các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế như: Kế toán, Tài chính, Quản trị… chiếm ưu thế rõ rệt và ngành Kế toán được xếp vị trí thứ ba trong tổng số hai mươi nhóm ngành có lượng thí sinh dự thi đông nhất.
Vì sao ngành Kế toán lại luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các thí sinh? Liệu trong tương lai ngành học này có còn đứng ở vị trí dẫn đầu hay rơi vào tình trạng “bão hòa”? Dưới đây là buổi trao đổi thú vị của ThS. Phùng Thế Vinh, Chủ nhiệm chương trình Kế toán của ĐH Hoa Sen về ngành học đầy “ma lực” này.
PV: Theo ông, vì sao những năm qua, ngành Kế toán luôn là ngành học được thí sinh ưu tiên lựa chọn?
ThS. Phùng Thế Vinh: Thông qua các thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông thì chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng ngành Kế toán luôn có nhu cầu tuyển dụng cao. Điều này cũng khá dễ hiểu vì bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần phải có nhân viên Kế toán. Ngành Kế toán cũng là ngành được nhiều đơn vị giáo dục tập trung đầu tư đào tạo ở nhiều bậc học từ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Cao đẳng, liên thông Cao đẳng, Đại học với nhiều hình thức thi tuyển, xét tuyển đầu vào nên mở ra nhiều cơ hội học tập cho người học.
PV: Vậy đến một lúc nào đó, khi quá nhiều người đổ xô theo học ngành Kế toán, liệu có tình trạng “cung” nhiều hơn “cầu”?
ThS. Phùng Thế Vinh: Với tình hình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của Việt Nam như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp về Kế toán, Kiểm toán ngày càng cao, thị trường tuyển dụng luôn khát nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực nghề nghiệp đầy hấp dẫn này. Ngoài ra, để có thể tìm được một công việc tốt, người học cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn Kế toán, Kiểm toán vững vàng và các kỹ năng ngoại ngữ, tin học.
PV: Người theo học ngành Kế toán cần phải có những tố chất hoặc kỹ năng gì đặc biệt không?
ThS. Phùng Thế Vinh: Người học Kế toán ngoài việc yêu thích làm việc với các con số còn đòi hỏi tính thận trọng trong công việc. Ngoài ra còn đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công tác như: tính độc lập, khách quan, đảm bảo năng lực chuyên môn… Khả năng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng tin học thành thạo (đặc biệt về phần mềm Kế toán) là một lợi thế của người học trong việc tìm kiếm các công việc Kế toán, Kiểm toán tại các công ty có quy mô lớn, công ty đa quốc gia với mức thu nhập hấp dẫn và nhiều cơ hội thăng tiến.
PV: Hiện nay nhiều trường có đào tạo ngành Kế toán (70% chương trình đào tạo là giống nhau, 30% còn lại là thế mạnh của từng trường). ĐH Hoa Sen được đánh giá là một trong những trường Đại học đào tạo ngành Kế toán hàng đầu của khu vực TP.HCM từ bậc Trung cấp, Cao đẳng cho đến Đại học chính quy, đặc biệt là các hệ liên thông, vừa làm vừa học phù hợp với mọi đối tượng người học. Với tư cách là Chủ nhiệm chương trình Kế toán của ĐH Hoa Sen, xin ông cho biết, thế mạnh của ĐH Hoa Sen trong đào tạo ngành Kế toán là gì? Chương trình liên thông ngành Kế toán tạo những điều kiện như thế nào để học viên có thể theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình?
ThS. Phùng Thế Vinh: Thế mạnh của Đại Học Hoa Sen trong việc đào tạo ngành Kế toán đó là chương trình đào tạo được theo dõi và cập nhật hàng năm theo yêu cầu thực tế của nghề Kế toán, Kiểm toán, đồng thời chú trọng nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thông qua việc sử dụng nhiều tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn hỗ trợ tìm kiếm đơn vị thực tập, giới thiệu việc làm cho sinh viên và không ngừng định hướng giúp sinh viên lấy được các chứng chỉ nghề nghiệp như chứng chỉ Kế toán, Kiểm toán có giá trị quốc tế ACCA của hiệp hội Kế toán công chứng Anh, chứng chỉ CPA (Kiểm toán viên) trong và ngoài nước sau khi tốt nghiệp hoặc học tiếp ở các bậc học cao hơn.


For Further Reading,
Kế toán

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Popular Posts

Popular Posts On EAB

Fast Accounting

Man Behind This Blog